Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Thái độ nào cho 3 chữ 'Made in China'?
Những ngày này, phong trào kêu gọi tẩy chay hàng hóa “made in China” lại xuất hiện đâu đó. Nhưng đó dường chưa phải là thái độ đúng đắn nhất.

 



 


Ngày 1/1/2005, nhà báo tự do Sara Bongiorni của Mỹ quyết định thực hiện một thử nghiệm táo bạo: cả gia đình cô sẽ không dùng bất cứ thứ gì dán nhãn “made in China” trong vòng một năm.

 

“Bỗng nhiên tôi cảm thấy thế là quá đủ rồi. Tôi muốn Trung Quốc biến đi” – cô viết. Sara không lý tưởng đến mức tin rằng có thể vì tẩy chay hàng Trung Quốc mà có thể tạo ra thêm việc làm cho nước Mỹ, hay hướng tới một mục đích vĩ mô nào đó. Họ chỉ muốn thử, xem mình có thể chịu đựng được một cuộc sống không có “made in China” như thế nào.

 

Cuộc thử nghiệm không thất bại. Nó diễn ra trong đúng một năm như dự kiến. Nhưng mọi thứ thực sự khó khăn. Thay vì những món đồ “made in China” với giá vừa phải, giờ thì vợ chồng Bongiorni phải chi đến 60 USD cho một đôi giày sản xuất ở Italy; chi phí cuộc sống tăng mạnh, nhưng những thứ nhỏ nhặt như nến sinh nhật của chồng Sara cũng không thể tìm mua được; nhà Bongiorni thiếu từ TV, thùng rác đến cái bẫy chuột; và đến mùa Xuân thì cậu con trai 4 tuổi của họ bắt đầu mở một chiến dịch phản đối cha mẹ, quyết tâm ủng hộ hàng Trung Quốc vì nó còn rất ít lựa chọn khi mua đồ chơi.

 

Sara Bongiorni sau đó đã viết một cuốn sách với nhan đề “Một năm không có Made in China”. Và cuốn sách kết lại bằng một thông điệp không dễ chịu gì, nhưng có lẽ tất cả đều phải chấp nhận: “Thay vì tẩy chay hàng Trung Quốc; sẽ là khôn ngoan hơn khi tồn tại chung với chúng”.

 

Phát biểu của Sara Bongiorni, cho đến năm 2012 vẫn được Nhân Dân Nhật báo của Trung Quốc trích dẫn lại đầy tự hào, như một thắng lợi, về một thế giới không thể sống thiếu hàng “made in China”.

 

Khi Trung Quốc kéo giàn khoan HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, trong bầu không khí nóng bỏng của mối quan hệ giữa 2 nước, trên mạng xã hội lại bắt đầu xuất hiện những lời kêu gọi “tẩy chay hàng Trung Quốc”.

 

Ai cũng hiểu rằng giữa việc cả thế giới đang (buộc phải) sử dụng hàng “made in China” và việc Trung Quốc có tài chính để chế tạo một giàn khoan di dộng trị giá 1 tỷ USD để phục vụ công cuộc bành trướng, có liên quan trực tiếp.

 

Nhưng cuộc “tẩy chay” gần như không thể được thực hiện. Lật bất kỳ chiếc bàn phím nào đã sử dụng để gõ những lời kêu gọi ấy lên, cũng sẽ nhìn thấy chúng “made in China”.

 

Sẽ là khôn ngoan hơn, nếu “tồn tại chung” với hàng Trung Quốc. Nhưng “tồn tại chung” như thế nào là hợp lý?

 

Việt Nam được xếp thứ hạng cao trên thế giới về nguồn nhân lực: giá rẻ, tay nghề cao, số lượng lớn. Nhưng chúng ta chưa có một nền sản xuất trong nước đủ mạnh. Một vài mặt hàng hoàn toàn nằm trong trình độ sản xuất của nước ta, trên thị trường phần lớn vẫn thống trị bởi “made in China”: Nông sản, hàng may mặc, đồ nhựa gia dụng,… và với một thái độ nghiêm túc hơn, chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ đến linh kiện điện tử, cơ khí hay sản phẩm công nghệ cao nói chung.

 

Chúng ta bị ám ảnh bởi 3 chữ “made in China” mà quên đi số phận thực sự của 3 chữ “made in Vietnam”. Cho đến bây giờ, 3 chữ ấy trong tâm thức chính người Việt dường như vẫn chỉ là tên của một chuỗi cửa hàng quần áo, Made in Vietnam.

 

Mọi thứ bắt đầu từ một thái độ. Hãy nhìn sang Hàn Quốc: có rất nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng một trong những lý do thành công của “Điều thần kỳ sông Hàn” chính là thái độ với hàng hóa “made in Japan”. Chính vì không muốn sử dụng hàng “made in Japan” mà người Hàn quyết tâm tạo ra một nền sản xuất trong nước cực mạnh. Trong thời gian cầm quyền, tổng thống Park Chung-hee (người được coi là kiến trúc sư của “Điều thần kỳ sông Hàn”) đã nhiều lần nhắc đến Nhật Bản trong các bài diễn văn của ông, rằng “chúng ta phải biến Hàn Quốc trở nên mạnh hơn Nhật Bản”.

 

Nếu người Hàn Quốc lựa chọn việc dễ dàng hơn, họ có thể đã lựa chọn hàng hóa “made in Japan” và để người Trung Quốc làm nốt phần việc còn lại. Không Samsung, không Hyundai.

 

Mọi thứ bắt đầu từ một thái độ. Sẽ là rất đơn giản nếu bạn có một tỷ đồng làm vốn, mở một công ty thương mại và nhập hàng hóa Trung Quốc về bán. Họ có tất cả mọi thứ. Họ có thể sản xuất cho bạn cả nhãn mác của hàng hóa Thái Lan, Mỹ, EU để dán lên sản phẩm. Sẽ vất vả hơn rất nhiều, nếu bạn quyết định mở ra một xưởng sản xuất hoặc một nông trại và quyết tâm tạo ra những mặt hàng “made in Vietnam” với quyết tâm tạo ra một đất nước tự cường.

 

Những lời kêu gọi tẩy chay là viển vông. Nhưng chung sống như thế nào, đã đến lúc chúng ta phải trả lời một cách hết sức nghiêm túc. Buông xuôi và lệ thuộc, cũng là một cách chung sống. Cùng suy nghĩ về “made in Vietnam”, là một cách khác.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Thông tin mới nhất vụ thi thể cô gái chết khô trên sofa ở Hà Nội (27-04-2024)
    Bắt giữ đối tượng giả danh Trợ lý Tổng Bí thư để lừa đảo (27-04-2024)
    Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng (27-04-2024)
    Nói dối bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn, TikToker bị phạt 5 triệu đồng (27-04-2024)
    Tiêu thụ điện tiếp tục tăng mạnh, đảm bảo giữ nước cho phát điện mùa khô (25-04-2024)
    Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù, hai con gái từ 3 - 4 năm tù (25-04-2024)
    Ông Lê Đình Thọ làm Tổ trưởng Tổ cố vấn của Bộ trưởng Bộ GTVT (25-04-2024)
    Ông Trần Quí Thanh nghẹn giọng nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án (24-04-2024)
    Cao tốc Cam Lâm-Vĩnh Hảo mở đường cho xe ôtô chạy từ sáng 26/4 (24-04-2024)
    Bà Nguyễn Thu Hằng bị tuyên án về tội 'Lợi dụng các quyền tự do dân chủ…' (24-04-2024)
    Khổng tước Ấn Độ bay vào nhà dân ở TP Thủ Đức (24-04-2024)
    Xem xét đình chỉ 3 tháng với đơn vị từ chối đăng kiểm trực tuyến (24-04-2024)
    Cha con bị cáo Trần Quí Thanh khai về việc cho vay lãi (23-04-2024)
    Người chưa thành niên phạm tội có thể được 'quản thúc tại gia đình' (23-04-2024)
    Nhiều tình tiết bất ngờ tại phiên tòa xét xử mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên (22-04-2024)
    Người dân bất ngờ bắt được cá sấu dài gần 1m giữa hồ câu ở Hà Nội (22-04-2024)
    Người dân hợp sức bắt thanh niên cướp vàng tại Phú Thọ (22-04-2024)
    Rủ nhau tắm hồ, 3 học sinh đuối nước thương tâm (22-04-2024)
    Hà Tĩnh: Điều tra nguyên nhân diện tích lớn lúa bất ngờ chết khô (21-04-2024)
    Ưu tiên đầu tư đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Lạng Sơn (21-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Nha Trang: Khách sạn thông báo “Không phục vụ khách Trung Quốc” (11-05-2014)
    90 triệu người không thể ngồi nhìn Trung Quốc lộng hành (09-05-2014)
    Ngư dân: Trung Quốc truy đuổi không cho chúng tôi đánh bắt nữa (09-05-2014)
    Nếu tàu TQ tiếp tục đâm, Việt Nam sẽ đáp lại (07-05-2014)
    Quan chức nên 'vi hành' trên Facebook (06-05-2014)
    Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan khỏi lãnh thổ Việt Nam (05-05-2014)
    Giàn khoan Trung Quốc hoạt động tại biển VN là bất hợp pháp (04-05-2014)
    Triển lãm tư liệu lịch sử tại Trường Sa (02-05-2014)
    Tiền và thế giới … ngược (01-05-2014)
    Đừng để dân phải sợ và đối phó (30-04-2014)
    Từ Đà Nẵng nhìn về Hà Nội (28-04-2014)
    Vì sao lúa gạo Việt Nam rẻ mạt đến thế? (28-04-2014)
    Nếu tôi là Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (25-04-2014)
    Có dám từ chức hay không mới đáng nói (24-04-2014)
    ASEAN - Trung Quốc đạt được tiến triển về vấn đề biển Đông (23-04-2014)
    Công nghiệp hóa kiểu gì nếu không sản xuất nổi ô tô? (22-04-2014)
    Rút đăng cai ASIAD 18 – Chỉ đơn giản thế thôi sao? (21-04-2014)
    Thói đố kỵ - trọng bệnh của người Việt (21-04-2014)
    'Bộ trưởng Y tế nên từ chức' (18-04-2014)
    Đừng bắt con cháu trả nợ cho chúng ta (17-04-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152753377.